Máy khoan đứng, ngang dùng khí nén
Máy khoan đứng, ngang dùng khí nén
Máy khoan cơ khí đứng, ngang dùng khí nén
Máy khoan đứng, ngang dùng khí nén vận hành tự động bằng nguồn hơi cấp từ bên ngoài. Quay trục chính để kkhoan là loại Motor AC thông thường, nhưng di trì hành trình khoan là nguồn hơi khí nén từ bên ngoài.
Quá trình khoan được lập đi lập lại tùy theo trạng thái điều khiển bằng tay Manual hay tự động Auto. cách vận hành máy khoan ta rô Áp lực khoan đều trong suốt hành trình khoan, giúp lỗ khoan chuẩn và có độ chính xác cao khơn kiểu điều khiển bẳng tay.
Áp lực khí nén được duy trì trong tầm 5Kg/Cm2 – 6Kg/Cm2, vì vậy ít khi gây quá tải trên trục chính dù mũi khoan có bị cùn hay hư. Đây là điểm hay của Máy khoan tự động so với kiểu bán tự động Auto-Feed.
Có 2 loại Máy khoan kiểu này là thiết kế gia công theo phương đứng như P-360, P-5100 và gia công theo phương ngang như P-360H, P-5100H, P-5160H, khả năng khoan lớn nhất của loại này là 16mm cho cả khoan đứng và khoan ngang.
Ngoài ra máy còn cho phép thực hiện khoan lỗ sâu như các model P60-150, P50-100. Ở loại này nguồn hơi khí nén sẻ được tự động xả ra theo chu kỳ giúp thót phôi tự động, tránh được quá tải như các loại khoan bán tự động.
Một điểm hay khác của loại Máy khoan đứng, ngang dùng khí nén là cho phép điều chỉnh bước tiến khoan bằng một Vale thủy lực. Đây là phụ kiện được lắp rời từ bên ngoai ngay trục chính, giúp điều chỉnh bước tiến khoan tùy theo mũi khoan cơ khí và vật liệu.

cách sử dụng Máy khoan, khoan từ
Máy khoan, khoan từ là loại thiết bị gia công có chức năng khoét lỗ rút lõi kim loại, khoan lỗ, ta rô lỗ vát miệng lỗ…Nguyên lý cấu tạo của các loại máy và phương pháp vận hành gần như giống nhau, về kiểu dáng có thể khác nhau ở các thương hiệu. Sau đây là trình bài chung về phương pháp vận hành Máy khoan, khoan từ:
- Bước 1: Chọn mũi khoan cơ khí chính xác cho vật liệu cần khoan: Sử dụng mũi khoan cơ khí từ thép gió (HSS) đối với kim loại có độ cứng trung bình (S400 trở xuống). Nên sử dụng mũi khoan từ hợp kim (TCT) có độ cứng cao khoan nhanh và bền hơn.
- Bước 2: Chọn đinh tâm chính xác cho chiều dài dao cắt. Nhiều loại mũi cắt có đường kính và chiều dài khác nhau nên có mũi định tâm dài tương ứng.
- Bước 3: Lắp chèn định tâm đẩy bên trong mũi khoan để khoan. KHÔNG sử dụng một Máy khoan mà không có đinh tâm. Nên chọn cây định tâm đúng với size mũi
- Bước 4: Lắp mũi khoan cơ khí từ vào đầu kẹp mũi và vặn chặt vít hãm hoặc khóa tự động nếu là loại đầu cặp lắp nhanh..
- Bước 5: Di chuyển máy về phía điểm đánh dấu lỗ cần khoan với sự trợ giúp của cây định tâm. Cây định tâm có vai trò định hướng chuẩn vị trí tâm lỗ cần khoan và đẩy phoi thép sau khoan..
- Bước 6: Sau khi định vị tâm lỗ và máy, BẬT công tắc nam châm của Máy khoan cơ khí, khoan từ. máy khoan ngang cnc Kiểm tra đèn báo nam châm phát sáng XANH. Nếu, đèn báo nam châm phát sáng ĐỎ có nghĩa là nam châm không có đủ vật liệu bên dưới để có độ bám dính hoàn hảo. Có nhiều dòng máy không có đèn báo nam châm ta nên thử độ hút bằng cách nhấc máy lên.
Đối với vị trí khoan trên cao hay khoan ngang ta phải sử dụng dây đai hoặc xích cố định Máy khoan (được cấp theo máy) tránh trường hợp mất điện làm mất từ tính khiến máy bị rơi có thể gây ra TNLĐ hoặc hư hỏng máy.
- Bước 7: Đổ dung dịch dầu làm mát bằng chất bôi trơn. KHÔNG sử dụng máy khi không có dung dịch làm mát. Đối với mũi khoan cơ khí từ thép gió HSS sử dụng dầu cắt và đối với mũi khoan cơ khí từ hợp kim TCT sử dụng chất làm mát hòa tan trong nước.
- Bước 8: Đặt tốc độ chính xác trên máy cho kích thước của mũi khoan đang được sử dụng.
- Bước 9: BẬT khóa nước làm mát của Máy khoan cơ khí, khoan từ. Sử dụng dung dịch làm nguội và bôi trơn bên trong và bên ngoài khi khoan có độ dày trên 50 mm. Kiểm tra dung dịch làm nguội hay dung dịch bôi trơn có chảy ra không. Sử dụng nhiều dung dịch làm nguội hoặc chất bôi trơn để cho kết quả tốt
- Bước 10: BẬT công tắc động cơ của Máy khoan cơ khí, khoan từ và bắt đầu khoan với nguồn cấp chậm tạo rãnh sâu khoản 3mm sau đó bắt đầu tăng áp lực cắt. Lưu ý: Không đâm mũi khoan cơ khí vào vật liệu. Tốc độ khoan quá chậm hoặc quá nhanh sẽ làm hỏng mũi khoan cơ khí từ.
- Bước 11: Đặt quá nhiều áp lực lên tay cầm sẽ không giúp việc khoan nhanh hơn; thay vào đó, nó sẽ phá vỡ các mũi khoan từ hoặc có thể làm cháy cổ cóp dẫn tới cháy rotor . Khoan với áp suất thấp hơn và phôi ăn ổn định cho kết quả tốt nhất và tuổi thọ dài hơn của Máy khoan
- Bước 12: Khi không làm nửa phải TẮT máy, vệ sinh sạch máy và mũi khoan cơ khí từ bằng dụng cụ chuyên dụng. Tuân thủ quy trình hướng dẫn vận hành Máy khoan, khoan từ trên sẽ giúp bạn có những mũi khoan đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn lao động, an toàn sử dụng đảm bảo hiệu quả sử dụng và tuổi thọ của máy.
https://bit.ly/3jgA0xY