Bảng giá danh mục Tráp ăn hỏi 5 lễ đơn giản
Bảng giá danh mục Tráp ăn hỏi 5 lễ đơn giản
Tráp ăn hỏi 5 lễ đơn giản gồm những gì? Ý nghĩa của Tráp ăn hỏi 5 lễ trong ngày cưới
Có lẽ bạn sẽ thấy làm Tráp ăn hỏi 5 lễ có phần lạ, nhưng đây chính là phong tục ở miền Bắc. Ở miền Bắc, sẽ còn tùy vào điều kiện của nhà trai để chuẩn bị số lễ có thể là: 3, 5, 7, 9 hoặc là 11,… ý nghĩa của 5 tráp ăn hỏi với ý nghĩa cho các số lẻ này là luôn sinh sôi, nảy nở. Và tại trong đó thì Lễ Ăn Hỏi 5 Tráp Rồng Phượng là được dùng phổ biến nhất vì mức độ vừa phải mà đầy đủ. Vậy Tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì?
Giải đáp Tráp ăn hỏi 5 lễ đơn giản gồm những gì?
Ý nghĩa của Lễ Ăn Hỏi 5 Tráp Rồng Phượng trong cưới hỏi là gì?
Trước khi đi tìm hiểu “Lễ Ăn Hỏi 5 Tráp Rồng Phượng gồm những gì”, thì bạn đã biết được ý nghĩa đằng sau số 5 đấy chưa, hay chỉ mới biết nó tượng trưng cho “sinh sôi, nảy nở” như đã nhắc đến ở trên?.
Lễ Ăn Hỏi 5 Tráp còn có ý nghĩa là húc cô dâu chú rể “trăm năm hạnh phúc”.
Trong đó, các lễ vật hay còn được gọi với cái tên dân dã là “lễ tráp” hoặc “mâm quả” theo phong tục truyền thống sẽ bao gồm các lễ như: trầu – cau; bánh cốm; rượu; mứt sen; thuốc lá; chè; bánh phu thê; bánh đậu xanh; lợn sữa quay;…Tất cả các lễ vật trong đám hỏi đều mang trong mình những ý niệm về hạnh phúc, sự đủ đầy, đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn của nhà trai đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ cô dâu.
Theo đúng như phong tục xưa thì đó là những lễ vật tối thiểu. Tuy nhiên, số lượng cũng có thể thay đổi hoặc biến hóa để phù hợp hơn với tình hình tài chính của cặp đôi hoặc để phù hợp hơn với yêu cầu của nhà gái. Trong đó thì Lễ Ăn Hỏi 5 Tráp Rồng Phượng không những tượng trung cho câu chúc “trăm năm hạnh phúc” mà còn là số lượng phù hợp nhất, đầy đủ nhất cho các cặp đôi chuẩn bị.

Lễ Ăn Hỏi 5 Tráp có những gì?
Mâm quả ngày cưới hỏi 5 tráp truyền thống sẽ bao gồm có tráp: trầu cau; rượu – trà; bánh cốm; tráp hoa quả và tráp chè – hạt mứt sen/gà và xôi/lợn sữa quay. Mỗi tráp lại mang một ý nghĩa, 1 tượng trưng riêng biệt trong hạnh phúc đôi lứa theo quan niệm của người xưa. Cùng đi xem những tráp đó có ý nghĩa gì trong ngày vui của các cặp đôi nha.
Tráp trầu cau
Từ câu chuyện cổ tích về “trầu cau” xa xưa, ông bà ta đã bắt đầu đặt trầu cau là thứ hàng đầu đại diện cho tình yêu son sắt, bền chặt của cặp đôi, đây cũng là điều mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến. Và với ý nghĩa như vậy từ xưa đến nay, tráp trầu cau là tráp không thể thiếu nhất trong ngày cưới hỏi.
Để làm một mâm quả tráp trầu cau, người ta sẽ chọn ra những quả cau to, tròn trịa nhất mang ý nghĩa đủ đầy, cùng những lá trầu tươi đẹp nhất. Thường thì mâm quả sẽ có 105 quả cau tượng trưng cho câu nói “Trăm năm hạnh phúc” hoặc hoặc 60 quả tượng trưng cho 60 năm cuộc đời. Mỗi quả cau sẽ được dán lên mình một
chữ Hỷ và đi cùng với 2 lá trầu, đặt lên mâm lễ đỏ có trang trí nơ màu đỏ để đem lại sự may mắn cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của cặp đôi.
Tráp trà và rượu
Tráp trà và rượu sẽ được dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên với ngụ ý mong tổ tiên chứng giám lòng thành của nhà trai, cũng như là tỏ lời xin phép tổ tiên cho phép đám cưới được diễn ra suôn sẻ, vui vẻ và hạnh phúc nhất. Đồng thời tráp này cũng mang ý nghĩa về một câu chúc gia đình sớm có được mụn con cái ngoan ngoãn, hiếu thuận với mẹ cha.
Tráp hoa quả
Mâm trái cây, hoa quả trong lễ ăn hỏi thường mang ngụ ý mong cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sẽ luôn ngọt ngào, tươi mới. Ông bà ta còn có câu “hoa thơm quả ngọt”, chính vì thế mà mâm quả này còn được xem như là mong ước cho một cuộc sống hôn nhân cặp đôi có nhiều hương vị ngọt, thơm, tất cả đều được trải qua cùng nhau.
Bên cạnh đó, mâm quả này còn mang ý nghĩa là “tình yêu đôi lứa nồng nhiệt, sớm đơm hoa kết trái và sẽ cho ra những quả ngọt là những đứa con thật đáng yêu”. Điều đặc biệt cần chú ý là khi lựa mâm quả này thì cần chú ý là nên nên chọn những loại có vị ngọt, không được chọn những trái cây có vị đắng, chát.
Tráp bánh cốm – bánh phu thê
Bánh cốm và bánh phu thê (bánh xu xê) đều là những loại bánh có giai thoại về những câu chuyện tình yêu đẹp, về cuộc sống vợ chồng hòa hợp, chung thủy, nó còn thể hiện sự ngọt ngào trong tình yêu sau hôn nhân mãi tươi đẹp.
Nhưng mà cũng còn phụ thuộc vào từng vùng miền mà lại có những loại bánh khác nhau cho mâm quả này. Thông thường, bông cưới cầm tay miền Bắc sẽ sử dụng bánh đậu xanh; các tỉnh miền Nam thì lại dùng bánh phu thê, còn các tỉnh miền Tây Nam Bộ thì lại dùng bánh pía thay thế.
Điểm đặc biệt là tráp bánh thường sẽ được sắp xếp một cách khéo léo theo hình tháp mang 1 ý nghĩa “xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững nhất”.
Qua tìm hiểu về “Tráp ăn hỏi 5 lễ miền bắc gồm những gì” ở trên chắc hẳn bạn đã biết được nên chuẩn bị những gì trong ngày lễ hỏi khi đến nhà cô dâu miền Bắc rồi nhỉ. Mong là bạn có thể thuận lợi xin cưới vợ từ tay bố mẹ vợ tương lai qua những mâm quả cưới đầy đủ và đầy thành ý trên.
Quà tặng Khuyến Mại 500.000đ cho khách đặt tráp sớm:
- 01 Tráp xin dâu trị giá 200.000đ HOẶC 01 Tráp Dẫn lễ trị giá 200.000đ (3 quả cau lá trầu, 3 cốm, 3 quả chè, 1 bao thăng long dẹt).
- 02 Quả pháo giấy + 05 Chữ hỷ to dán xe
- 03 Lixi to lễ đen + 10 Lixi bé + 100 Túi chia quà